Tin tức du lịch

Bí kíp “bỏ túi” khi khám phá các cung điện hoàng gia ở Seoul

02/10/2019
  • Facebook
  • Twitter
  • Zalo
  • Zalo

Trong số muôn vàn những điểm đến du lịch hấp dẫn ở Seoul, chẳng nơi nào có thể liên tục thu hút khách du lịch như bốn cung điện này: cung Gyeongbokgung, cung Changdeokgung, cung Changgyeonggung và cung Deoksugung, cùng với miếu thờ Jongmyo. Tại những nơi này, chỉ cần một chuyến ghé thăm ngắn ngủi, vẻ đẹp lịch sử và văn hóa được hun đúc suốt 500 năm thời phong kiến Joseon tại Hàn Quốc (1392 – 1910) đã được tái hiện lại trước mắt du khách.

Thoáng nhìn qua mắt thường thì có vẻ như cung điện nào cũng giống nhau, nhưng dành thêm một chút thời gian ở lại đây và rồi bạn sẽ thấy mỗi cung điện đều có nét đẹp thu hút chẳng thể nhầm lẫn và ẩn chứa câu chuyện của riêng mình. Hãy đến thăm bốn cung điện và miếu Jongmyo để tìm hiểu rõ hơn về những thời kỳ thịnh, suy của hoàng tộc dưới triều đại Joseon.

Cổng Myeongjeongmun ở cung điện Changgyeonggung

Trong số muôn vàn những điểm đến du lịch hấp dẫn ở Seoul, chẳng nơi nào có thể liên tục thu hút khách du lịch như bốn cung điện này: cung Gyeongbokgung, cung Changdeokgung, cung Changgyeonggung và cung Deoksugung, cùng với miếu thờ Jongmyo. Tại những nơi này, chỉ cần một chuyến ghé thăm ngắn ngủi, vẻ đẹp lịch sử và văn hóa được hun đúc suốt 500 năm thời phong kiến Joseon tại Hàn Quốc (1392 – 1910) đã được tái hiện lại trước mắt du khách.

Thoáng nhìn qua mắt thường thì có vẻ như cung điện nào cũng giống nhau, nhưng dành thêm một chút thời gian ở lại đây và rồi bạn sẽ thấy mỗi cung điện đều có nét đẹp thu hút chẳng thể nhầm lẫn và ẩn chứa câu chuyện của riêng mình. Hãy đến thăm bốn cung điện và miếu Jongmyo để tìm hiểu rõ hơn về những thời kỳ thịnh, suy của hoàng tộc dưới triều đại Joseon.

Thông tin cơ bản về các Cung điện Hoàng gia

Vì nhiều lý do khác nhau mà có nhiều cung điện đã được xây dựng lên. Khi một cung điện trong giai đoạn sửa chữa, gia đình hoàng tộc có thể chuyển sang ở một cung điện khác cũng khang trang, tiện nghi như vậy. Trong trường hợp đảo chính, dòng họ mới cầm quyền sẽ mong muốn tạo ra một khởi đầu mới ngay từ việc thay đổi nơi sống. Chính vì nhiều nguyên nhân khác nhau như vậy nên đã xuất hiện rất nhiều cung điện ở thành phố Seoul. Nhà vua sống ở cung điện lớn nhất, hay chính cung, trong tiếng Hàn nơi đây được gọi là beopgung, trong khi những cung điện nhỏ hơn được gọi là yigung.

Mỗi cung điện đều có cấu trúc chia làm hai khu: khu vực nội cung, nơi ở của đế vương và hoàng thất, và khu vực bên ngoài, nơi thực thi các thánh chỉ đối với bá quan trong triều và cũng là nơi tổ chức những nghi lễ trang trọng và sự kiện đặc biệt. Khu vực bên ngoài là nơi tọa lạc của tòa nhà chính trong cung điện, điện Jeongjeon; thư phòng của nhà vua, điện Pyeongjeon và những tòa nhà nơi các học giả làm việc. Bên cạnh đó, hầu hết các cung điện đều có một khu vườn ở phía sau với hồ sen và những sảnh đường nơi nhà vua và hoàng thất dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Pumgyeseok

Vào thời Joseon, bá quan trong triều đình được chia thành 18 cấp bậc. Pumgyeseok ở quảng trường trước điện Jeongjeon là những cột mốc bằng đá được khắc và đặt theo thứ tự các cấp quan trong triều nhằm xếp đúng hàng cho các học giả trong buổi thiết triều. Theo hướng đối mặt với điện Jeongjeon, những học giả đứng bên phải là nội quan của triều đình, còn những người đứng bên trái là các tướng lĩnh phụ trách quân đội.

Kiến trúc Dancheong

kien-truc-dang-cheong-han-quoc

 Dancheong ý chỉ năm màu sắc xanh, đỏ, vàng, trắng và đen được dùng sáng tạo trong việc sơn trang trí nhiều tòa kiến trúc bằng gỗ với thiết kế khác nhau. Bắt nguồn từ việc sơn gỗ chống tác hại từ các loại bọ, côn trùng cũng như sự thay đổi của thời tiết, giờ ta có thể bắt gặp dancheong ở phần lớn các cung điện và đền thờ tại Hàn Quốc. Những họa tiết và hoa văn có sự khác biệt tùy theo mục đích sử dụng của tòa nhà, nhưng thiết kế phổ biến nhất vẫn là vẽ những ký hiệu mang ý nghĩa bảo vệ tòa nhà khỏi hỏa hoạn và tà ma.  

Chính cung của Joseon, cung điện Gyeongbokgung

Đại điện Gyeongbokgung, điện Geunjeongjeon

Là cung điện được xây dựng lâu đời nhất trong số các cung điện thời Joseon. Gyeongbokgung đã trở thành cung điện đại diện chính thức của triều đại Joseon. Cung điện nguyên bản, được hoàn thành năm 1395, đã bị tàn phá do hỏa hoạn trong cuộc chiến tranh Imjin (1592 – 1598), và ở trong tình trạng hỏng hóc trong gần 270 năm sau. Chỉ đến cuối thời kỳ Joseon năm 1867, cung điện mới được tu sửa lại nhằm thể hiện quyền lực và sự uy nghi của hoàng tộc. Về sau, trong thời gian bị Nhật chiếm đóng, một lần nữa cung điện gần như bị phá hủy hoàn toàn. Vào năm 1990, một kế hoạch chi tiết đã được đề ra nhằm khôi phục lại hoàn toàn cung điện, đến giờ vẫn đang trong quá trình triển khai. Công cuộc hoàn tác cổng chính vào cung điện Gyeongbokgung, cổng Gwanghwamun đã hoàn thành xong trong năm 2010.

Khu vực điện Gyotaejeon

Ngay khi bước chân qua cổng Gwanghwamun, khung cảnh đầu tiên đập vào mắt bạn chính là công trình kiến trúc bằng gỗ đồ sộ nhất Hàn Quốc, điện Geunjeongjeon. Vì được sử dụng làm nơi tổ chức ngày đăng quang của các vị hoàng đế và những sự kiện xét xử quan trọng nên khu vực điện Gyotaejeon chính là đại diện hữu hình cho quyền lực của nhà vua. Phía sau điện Geunjeongjeon gồm có điện Sajeongjeon; điện Gangnyeongjeon, khu phòng riêng của vua; và các khu phòng ở của hoàng hậu trong điện Gyotaejeon.

Sảnh đường Gyeonghoeru

Tạm rời điện Geunjeongjeon, đi về phía bên trái ta sẽ đến với sảnh đường Gyeonghoeru, nơi tổ chức các buổi yến tiệc và các hoạt động giải trí trong cung. Tòa nhà có hai tầng kiểu mở, tọa lạc giữa hồ sen nhân tạo tuyệt đẹp, đã khiến nơi đây trở thành một trong những điểm hấp dẫn du khách nhất cung Gyeongbokgung. Để vào tham quan sảnh đường Gyeonghoeru cần phải đăng ký  riêng, nhưng với cơ hội đứng trên tầng hai Gyeonghoeru ngắm nhìn toàn cảnh Seoul bát ngát bên cạnh những dãy núi hùng vĩ thì thêm một vài bước thủ tục cũng là xứng đáng. Một tour đặc biệt giới hạn tham quan trong vòng 40 phút, nhưng sẽ không có phụ phí phát sinh. Khách quốc tế có mong muốn đăng kí tham quan có thể đặt trước nhanh chóng qua số điện thoại +82-2-3700-3904 (số điện thoại dành riêng cho người nước ngoài).

Cung điện Changdeokgung, vẻ đẹp ôn hòa với thiên nhiên

Chính điện của cung Changdeokgung Palace, điện Injeongjeon Hall (phía trên), Nội điện Injeongjeon (bên trái) & Điện Nakseonjae (bên phải)

Cung điện Changdeokgung, nằm ở phía Tây cung Gyeongbokgung, được xây dựng vào năm 1405 như một cung điện phụ cho Vua Taejong, hoàng đế thứ ba của triều đại Joseon. Cho đến nay, nét đẹp quyến rũ bậc nhất của cung điện Changdeokgung vẫn xuất phát từ sự hòa hợp giữa thiên nhiên và cảnh quan trong cung điện. Trong bài trí những tòa nhà và vườn cây, cũng như việc sắp đặt đầy nghệ thuật từng viên đá hay bụi cây giữa không gian mở với đất trời, đều đạt đến đỉnh cao của sự toàn mỹ và hài hòa tuyệt đối. Vẻ đẹp của những khu vườn rộng lớn đã khiến cung điện được các vị vua Joseon yêu thích và dành nhiều thời gian ở đây hơn là cung Gyeongbokgung. Điều này khiến cung Changdeokgung trở thành nơi cư trú lâu đời nhất của hoàng thất trong số các cung điện thời Joseon. Cung Changdeokgung là cung điện được bảo tồn tốt nhất trong số bốn cung điện ở Seoul, và đã trở thành Di sản thế giới UNESCO 1997.

Nằm ở tận cùng phía Đông cung điện là điện Nakseonjae, một tòa điện thiết kế đơn giản dành cho các phi tần của người trị vì thứ 24 của triều đại Joseon, Vua Heonjong. Đây cũng là nơi ở những ngày cuối đời của vị công chúa cuối cùng thời Joseon, công chúa Deokhye.

Sảnh đường Gwallamjeong Pavilion (ảnh trên) & Hồ Buyongji (ảnh trái) trong hoa viên Huwon của cung điện Changdeokgung,

Khu phòng ở Yeongyeongdang (ảnh phải)

Được bao quanh bởi núi đồi trập trùng, Huwon của cung Changdeokgung, hay khu vườn phía sau cung, là khu vườn rộng lớn nhất trong tất cả các cung điện hoàng gia. Nơi đây đem lại cho người thưởng lãm những cảnh đẹp rung động lòng người. Đúng như kỳ vọng, những tòa nhà trong vườn đều được xây dựng hoàn toàn hài hòa với cảnh quan xung quanh, dường như chỉ là thêm một kiệt tác của đất trời, cỏ cây. Khu vườn là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng như kỳ  tuyển chọn quan triều đình, cũng như là nơi nhà vua đàm thoại với các thuộc hạ của mình.

Nằm trong khu vườn Huwon của cung Changdeokgung, khu phòng Yeongyeongdang nhìn rất giản dị và thua kém hơn những khu phòng ở hoàng gia của những cung điện khác. Tòa nhà được xây dựng theo phong cách nhà của giới quý tộc thời Joseon (yangban), và thường được sử dụng trong các dịp nhà vua và hoàng hậu đón tiếp khách quý.

Những điểm thu hút chính của cung điện Changdeokgung như điện Injeongjeon và điện Nakseonjae Major phù hợp cho các khách đi tour du lịch tự túc, nhưng đối với khu vườn Huwon, du khách chỉ được vào tham quan khi đăng ký tour có hướng dẫn viên du lịch. Việc đặt trước tour có thể thực hiện trực tuyến hoặc trực tiếp tại điểm đến, với hướng dẫn viên tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Nhật hoặc tiếng Trung tùy thuộc vào thời gian đến tham quan.

Như một món quà tri ân đến du khách, cứ đến mùa xuân và mùa thu hằng năm, cung điện Changdeokgung lại mở một tour hướng dẫn đặc biệt – Tour Ánh Trăng, tham quan từ cổng Donhwamun đến khu vườn phía sau cung điện. Việc mua vé cho sự kiện này sẽ hơi  khó khăn; vì tour này không chỉ được hướng dẫn bởi một hướng dẫn viên có thể giới thiệu chi tiết về lịch sử và văn hóa của cung điện, mà những người tham gia còn được thưởng thức dagwa (những món ăn vặt truyền thống của Hàn Quốc) trong lúc thưởng thức tiết mục âm nhạc truyền thống.

 Hiếu thảo và tình yêu gia đình chan chứa, cung điện Changgyeonggung

Điện Myeongjeongjeon Hall, chính điện của cung điện Changgyeonggung

Changgyeonggung Palace Cung điện Changgyeonggung được xây dựng dưới thời vua Joseon thứ 9, vua Seongjong. Đây là nơi ở của hoàng thái hậu, thái hậu và những cao niên khác trong hoàng tộc. Nơi đây được xây gần cung điện Changdeokgung, giúp cho các bậc cao niên dễ dàng đi lại giữa hai cung điện. Vì mục đích sử dụng chủ yếu dành cho người trong gia đình nên khu phòng ở chiếm diện tích lớn hơn khu triều chính của cung điện với không gian trang nhã. Cũng chính vì mục đích sử dụng hoàn toàn khác nên cung điện lại là bối cảnh của nhiều vấn đề nội bộ gia đình hoàng tộc hơn là những bê bối chính trị. Có rất nhiều câu chuyện về các gia đình hoàng tộc đã được ghi lại, từ lòng hiếu thuận đến tình yêu và hận thù giữa nhà vua và thái tử, kể cả những tranh đấu, bất hòa giữa hoàng hậu và các phi tần.

 

Nhà kính của cung điện Changgyeonggung

Nhà kính ở cung điện Changyeonggung, xây dựng năm 1909, là nhà kính xây theo phong cách phương Tây đầu tiên ở Hàn Quốc. Được thiết kế sau Cung điện Pha lê ở Hội chợ triển lãm thế giới tại Pháp, đây là nhà kính lớn nhất ở châu Á tại thời điểm đó. Toát lên một bầu không khí lãng mạn, nhà kinh đã trở thành điểm đến hẹn hò của bao cặp đôi uyên ương và là nơi khách du lịch lưu giữ những bức ảnh tuyệt vời.

  • Địa chỉ: 185, Changgyeonggung-ro, Jongno-gu, Seoul (서울특별시 종로구 창경궁로 185)
  • Chỉ dẫn: Đị bộ khoảng 15 phút từ trạm Hyehwa (tuyến tàu ngầm Seoul số 4), cửa ra số 4
  • Giờ hoạt động: 09:00-21:00
    * Đóng cửa vào thứ Hai hằng tuần
    * Lượt tham quan cuối vào lúc 1h trước giờ đóng cửa
    * Di chuyển sang cung Changdeokgung: Tháng Hai – Tháng Năm, Tháng Chín-Tháng Mười 09:00-17:00 / Tháng Sáu- Tháng Tám 09:00-17:30 / Tháng Mười Một – Tháng Một 09:00-16:30
  • Vé vào cửa Admission (Foreigners): Người lớn 1,000 won / Trẻ em 500 won
    * Người lớn (từ 19-64 tuổi) / Trẻ em (từ 7-18 tuổi)
    * Miễn phí vé vào: Trẻ mẫu giáo (từ 6 tuổi trở xuống), người cao tuổi (trên 65 tuổi), du khách mặc hanbok, tất cả du khách đến vào thứ Tư cuối cùng của tháng.
  • Website: cha.go.kr (Tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung)

Cung điện Deoksugung, nơi giao thoa giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại

Điện Junghwajeon, chính điện của cung Deoksugung (phía trên) & sảnh đường Jeonggwanheon (phía dưới)

Với tên ban đầu là cung Gyeongungung, cung điện Deoksugung  là cung điện được sử dụng nhiều thứ hai ở thời Joseon. Cung điện Gyeongungung lần đầu tiên được sử dụng làm nơi  nơi ở tạm thời cho nhà vua thứ 14, cua Seonjo, sau cuộc chiến tranh Imjin (1592-1598).  Chỉ đến dười thời vua thứ 26, vua Gojong, nơi đây mới được chính thức công nhận là cung điện hoàng gia. Cung điện được đổi tên thành Deoksugung khi vua Gojong thoái vị để truyền ngôi cho Sunjong, vị vua cuối cùng của triều đại Joseon.

Sảnh đường Jeonggwanheon được dùng làm nơi họp mặt khách dự yến tiệc và cũng là không gian nghỉ ngơi. Được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Nga, sảnh đường là một sự kết hợp đẹp đẽ giữa văn hóa Hàn Quốc và văn hóa phương Tây với cái tên mang ý nghĩa là “không gian lặng lẽ nhìn ra thế giới”. Vua Gojong vẫn thường đến sảnh đường mỗi khi lo lắng về sự bất ổn trong an ninh quốc gia. Nhà vua thường ngồi và suy ngẫm tìm cách xử lý chính tại sảnh đường Jeonggwanheon.

Điện Seokjojeon

Điện Seokjoseon được hoàn thành vào năm 1910 và là công trình kiến trúc theo phong cách phương Tây nổi bật nhất trong giai đoạn cuối của triều đại Joseon. Tòa nhà có hai tầng, cùng một tầng hầm là nơi sinh sống của các quản gia và thị vệ. Tầng một là nơi sinh hoạt cộng đồng của Hoàng gia, còn tầng hai là không gian sinh hoạt riêng của Hoàng gia. Hiện nay, tầng hầm được mở dành cho các tour tham quan đại trà, riêng tầng một và tầng hai của tòa nhà thì yêu cầu khách phải tham gia tour có hướng dẫn viên bằng cách đặt trước qua mạng internet.

* Điểm tham quan lân cận

Bảo tàng nghệ thuật hiện đại và đương đại quốc gia, Deoksugung

  • Địa chỉ: 99, Sejong-daero, Jung-gu, Seoul (서울특별시 중구 세종대로 99)
  • Chỉ dẫn: Đi bộ 5 phút từ Trạm Tòa thị chính (tuyến tàu điện ngầm Seoul số 1, 2), cửa ra số 1
  • Giờ hoạt động: 09:00-21:00
    * Đóng cửa vào thứ Hai hằng tuần
  • Vé vào cửa Admission (Foreigners): Người lớn 1,000 won / Trẻ em 500 won
    * Người lớn (từ 19-64 tuổi) / Trẻ em (từ 7-18 tuổi)
    * Miễn phí vé vào: Trẻ mẫu giáo (từ 6 tuổi trở xuống), người cao tuổi (trên 65 tuổi), du khách mặc hanbok, tất cả du khách đến vào thứ Tư cuối cùng của tháng.
  • Website: deoksugung.go.kr (tiếng Hàn, tiếng Anh)

Biểu tượng cho sự chính thống của triều đại Joseon, Miếu Jongmyo

Đền Jeongjeon

Miếu Jongmyo là nơi lưu giữ những bài vị tổ tiên của các nhà vua và hoàng hậu trong triều đại Joseon, một vương quốc nằm dưới sự cai trị của Nho giáo. Không có sự trang hoàng cầu kỳ, Miếu Jongmyo dường như mang dáng vẻ nhạt nhòa đối lập với sự hào nhoáng, lộng lẫy của các cung điện hoàng gia. Sự giản dị, mộc mạc này là hữu ý, nhằm tạo không khí trang trọng và tôn nghiêm phù hợp với ngôi miếu. Vì tầm quan trọng đối với nền kiến trúc truyền thống Hàn Quốc, Miếu Jongmyo đã được công nhận là di sản thế giới UNESCO năm 1995.

Đường Samdo

Trên đường đi vào Miếu Jongmyo, bạn sẽ chẳng thể rời mắt khỏi một con đường đặc biệt có chia ba làn đường nhỏ. Con đường này được gọi là đường Samdo, là đường đi của linh hồn, nhà vua, và thái tử. Cấp cao nhất, đường sin-ro (đường cho linh hồn), được dành riêng cho linh hồn của những vị vua và hoàng hậu đã băng hà; kể cả nhà vua đương vị cũng không được phép đặt chân lên làn đường này. Nằm ngay bên phải đường sin-ro là lối đi dành cho nhà vua, và đường bên trái là lối dành cho thái tử. Để bảo vệ và bày tỏ sự tôn kính với di sản văn hóa đặc biệt quan trọng này, du khách đến với Miếu Jongmyo sẽ không được phép đặt chân lên trên đường Samdo.

Đi dọc theo được đường Samdo sẽ tới cổng của tòa nhà chính trong Miếu Jongmyo, đền Jeongjeon. Với chiều dài 101 mét, đền Jeongjeon là tòa nhà bằng gỗ dài nhất Hàn Quốc. Trong đền đặt bài vị của 19 vị vua, bao gồm cả người sáng lập triều đại Joseon, vua Taejo, cùng với 30 hoàng hậu. Joseon có tất cả 27 đời vua nhưng chỉ có 19 người được cho là đã đạt nhiều thành tựu lớn và đủ đức độ để được đặt bài vị trong đền.

Đền Yeongnyeongjeon

Bài vị của những vị vua và hoàng hậu còn lại được đặt ở đền Yeongneyongjeon, nơi được xây bên cạnh đền Jeongjeon. Hai tòa nhà thoạt nhìn giống nhau, nhưng quan sát kĩ hơn ta sẽ thấy rằng mái nhà của hai tòa khác nhau, và diện tích đền Yeongneyongjeon cũng nhỏ hơn, chỉ lưu giữ 34 bài vị.

Đến ngày nay, Miếu Jongmyo vẫn tổ chức những hoạt động tưởng niệm các linh hồn của hoàng gia thông qua lễ Jongmyodaeje. Những tiết mục âm nhạc và nhảy múa tại lễ  Jongmyodaeje được gọi là Jongmyo Jeryeak, và được tổ chức vào vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng Năm hằng năm. Những màn trình diễn này đã thể hiện được bản sắc độc đáo của đất nước Hàn Quốc nên đã được UNESCO thêm vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2001.

Miếu Jongmyo chỉ mở cửa tự do cho khách tham quan vào các ngày thứ Bảy và ngày thứ Tư cuối cùng trong tháng. Ngoài những thời điểm đó, du khách cần tham gia tour hướng dẫn để được vào tham quan. Lịch trình đi tour sẽ lần lượt xoay theo ngôn ngữ dùng trong tour gồm tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Trung.

  • Địa chỉ: 157, Jong-ro, Jongno-gu, Seoul (서울특별시 종로구 종로 157)
  • Chỉ dẫn: Đi bộ khoảng 15 phút từ trạm Jongno 3(sam) – ga (Tuyến tàu ngầm Seoul số 1, 3, 5), cửa ra số 11
  • Lịch trình đi tour
    – Tiếng Hàn: 09:20, 10:20, 11:20, 12:20, 13:20, 14:20, 15:20, 16:20 (17:00 (Tháng Ba-Tháng Chín), 17:20 (Tháng Sáu-Tháng Tám))

    – Tiếng Anh: 10:00, 12:00, 14:00, 16:00
    – Tiếng Nhật: 09:00, 09:40, 10:40, 11:40, 12:40, 13:40, 14:40, 15:40 (16:40 (Tháng Ba-Tháng Chín))
    – Tiếng Trung: 11:00, 13:00, 15:00
    – Tour tự túc (Thứ Bảy và Thứ Tư cuối cùng trong tháng): Tháng Hai – Tháng Năm, Tháng Chín – Tháng Mười 09:00-18:00 / Tháng Sáu – Tháng Tám 09:00-18:30 / Tháng Mười Một – Tháng Một 09:00-17:30
    * Đóng cửa vào các ngày thứ Ba
    * Lượt tham quan cuối vào 1h trước khi đóng cửa
  • Vé vào cửa: Người lớn 1,000 won / Trẻ em 500 won
    * Người lớn (từ 19-64 tuổi) / Trẻ em (từ 7-18 tuổi)
    * Miễn phí vé vào: Trẻ mẫu giáo (từ 6 tuổi trở xuống), người cao tuổi (trên 65 tuổi), du khách mặc hanbok, tất cả du khách đến vào thứ Tư cuối cùng của tháng.
  • Website: cha.go.kr (tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung)

Chuyến đi lý tưởng đến các cung điện ở Seoul và Miếu Jongmyo

 

Nếu bạn đang tìm cách tiết kiệm nhất để tham quan được hết các cung điện Gyeongbokgung, Changdeokgung (gồm vườn Huwon), Changgyeonggung, và Deoksugung và Miếu Jongmyo, vậy thì đừng chần chừ đầu tư một chiếc vé trọn gói. Vé có sẵn ở tất cả các quầy vé trong bốn cung điện và miếu, vé có giá 10,000 won và có giá trị sử dụng trong 3 tháng. Một điểm đặc biệt lưu ý là tuy vé đã bao gồm phí vào vườn Huwon ở cung Changdeokgung nhưng du khách vẫn cần làm thủ tục đăng ký tour trực tuyến hoặc trực tiếp tại điểm đến.

Các tour hướng dẫn

Bốn cung điện ở Seoul và Miếu Jongmyo đều có tổ chức những chương trình hướng dẫn được thực hiện bởi những hướng dẫn viên du lịch am hiểu sâu rộng về văn hóa, lịch sử và giàu kinh nghiệm trong việc giới tiệu chủ đề này một cách thú vị, dễ hiểu. Các chương trình hướng dẫn là miễn phí ngoài vé vào cửa, và có sẵn các tour tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Trung. Khung giờ tham quan sẽ thay đổi tùy theo giờ hoạt động của các cung điện và ngôn ngữ chọn dùng trong tour, vậy nên hãy chắc chắn rằng bạn đã kiểm tra đúng lịch trình khi lập kế hoạch cho chuyến đi. Chúng tôi đề xuất bạn đăng ký đặt tour trực tuyến!

* Vườn Huwon ở cung điện Changdeokgung và Miếu Jongmyo chỉ có thể vào thông qua đi tour hướng dẫn

Tham quan về đêm

Có một khoảng thời gian đặc biệt trong năm mà cung điện Gyeongbokgung, Changdeokgung và Changgyeonggung sẵn sàng mở cửa cho du khách tham quan vào tối muộn (Tour Ánh trăng của Changdeokgung là một sự kiện riêng biệt). Trong dịp đặc biệt này, việc vào cửa tham quan được kéo dài đến tận 10 giờ tối, với vé cho người nước ngoài luôn có sẵn phục vụ việc đặt vé trực tuyến hoặc qua điện thoại. Những ngày trong đợt đặc biệt này thay đổi mỗi năm và tùy cung điện nên nếu bạn có hứng thú đi tham quan vào buổi tối thì hãy nhớ kiểm tra ngày trước khi đi!

Thông tin chi tiết
  • Websites
    – Cục quản lý di sản văn hóa: www.cha.go.kr (tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung)

    – Sở du lịch Seoul: www.visitseoul.net (tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Nga)
  • Đường dây nóng Du lịch Hàn Quốc 1330: +82-2-1330 (tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Malay)